Băng quảng cáo
Băng quảng cáo



Bí ẩn 'hang ma' núi Thạm
20:25, 05/01/2011
Trong một hang đá trên Núi Thạm thuộc địa bàn xã Suối Bàng (Mộc Châu, Sơn La) có nhiều chiếc quan tài bằng gỗ. Tương truyền, các quan tài này luôn tiết ra âm khí, làm nhiều người phải chết khi tới đây.

Theo lời kể của ông Bùi Văn Khương, một người già nhất ở bản Khoang Tuống (một bản gần núi Thạm), không biết từ bao giờ, trong các hang đá trên núi Thạm xếp rất nhiều quan tài, đi cùng với những câu chuyện rùng rợn, bí ẩn.

Người trong bản thường kể lại cho khách nghe câu chuyện một chàng trai yêu một hoa khôi của bản, vì không yêu anh ta nên cô gái kia đã ra lời thách đố, nếu anh ta dám tìm vào núi Thạm, trở về an toàn thì cô ta sẽ lấy. Vì yêu cô gái, chàng trai đã tìm vào đó. Sáng mờ vào núi Thạm, trưa trời đứng bóng, cả bản thấy vang dội tiếng hú hét. Một lúc sau chàng trai ấy xuất hiện, mắt mũi đảo ngược, mồm cứ thế ồng ộc trào máu rồi lăn đùng ra chết. Mắt cứ mở trừng trừng nhìn về núi Thạm, vuốt cũng không tài nào nhắm được.

Xuất phát từ từ nhu cầu nghiên cứu cách an táng hài cốt người chết xưa, Trung tâm nghiên cứu Tiền sử Đông Nam Á đã cử đoàn cán bộ đến đây. 

Khi đoàn nghiên cứu nhờ dẫn đường vào “hang ma” ở núi Thạm thì không dân bản nào dám. Sau cùng, có một thanh niên người bản xứ có tên Đứng “tít” nhận lời dẫn đi. Hồi trẻ Đứng bị sét đánh không chết nhưng tóc, lông mi, lông mày của anh tự dưng xoăn tít. Anh nhận lời vì nghĩ “trời đánh không chết thì chả sợ gì”.

Nhìn những chiếc hang cách mặt đất gần 1.000 m, dốc đá thẳng đứng thật khó hình dung bằng cách nào người ta đưa được những chiếc quan tài lên trên đó. Với công nghệ nâng kéo như hiện nay, việc đưa lên đó một khối lượng, nặng tựa như những chiếc quan tài ấy cũng không phải là dễ.

Trong 5 hang được người dân xác định có hài cốt, các nhà khoa họa đã tiến hành khảo sát ở một hang. Hang có mùi thối rất khó chịu. Theo anh Đứng “tít”, mùi thối này là do gỗ đinh thối phát tán. Ngày xưa rừng còn nhiều loại gỗ này nên dân hay dùng nó làm quan tài. Mùi thối của gỗ không để cho các loài mối mọt xâm nhập hơn nữa nó còn đuổi một số loài thú dữ khác khi muốn đến tìm cách ăn thây người quá cố.

 
 

Tại hang, đoàn đã tìm thấy 6 chiếc quan tài, chia làm hai loại to và nhỏ với các hình thù kích cỡ khác nhau. Các quan tài ở đây đều là những thân gỗ nguyên bản, được người ta bổ đôi, khoét lõi rồi táng xác vào đó và xếp không theo thứ tự, loại lớn có đường kính 75 cm, dài 290 cm, loại nhỏ có đường kính 60 cm, dài 277 cm. Thời gian, mưa nắng đã làm cho nhiều chiếc trong số đó mục rữa, lộ ra những phần cốt của người quá cố.

Điều đặc biệt là các quan tài này có 2 hoặc 3 mấu chốt hình mũi thuyền. Chi tiết này cho thấy chủ nhân của những chiếc quan tài này phải gắn liền với sông suối và một cuộc sống của cư dân vùng lúa nước.

Theo nhận xét ban đầu thì kỹ thuật khoét gỗ và cách táng rất giống với các mộ thuyền đã tìm được ở Việt Khê (Hải Phòng) và Châu Can (Hà Tây cũ). Ước chừng các quan tài được táng theo kiểu này đã có cách đây 600 năm.

Tiến sĩ khảo cổ Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á cho rằng, những cái chết kỳ bí nói trên mới chỉ là truyền thuyết. “Thực tế, đoàn cán bộ của Trung tâm đều đã trở về an toàn, không ai bị bệnh tật gì”, ông Việt nói.

Theo ông, tới đây, Trung tâm sẽ làm rõ có hay không chất độc và tiếng rú, thét có nguyên nhân từ đầu để trả lời rõ cho dân bản yên tâm. Trước mắt các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu tục táng người vẫn giữ được hình hài xương cốt; những hoa văn, đồ gốm sứ đi kèm.

Trung tâm cũng đang quan tâm việc làm thế nào họ đưa được ngôi mộ lên khoảng cách cao như vậy. Thời kỳ đó, dựa vào sức người thì không thể, còn các phương pháp khác như dùng sức trâu, bò để kéo hay ròng rọc thì chưa có bằng chứng cụ thể.

baodatviet.v

Thêm nhận xét


Security code
Không rõ, lấy lại hình mới