Mấy chục năm qua rồi, Mỗi năm là 365 ngày nhân lên với ít nhất cũng 40 năm= hơn 14000 ngày bà sống cảnh không gia đình. Ở trong căn lều lụp xụp bên góc chợ nhỏ làng quê, bà mò mẫm trong bóng tối với đôi mắt mù lòa
Bà không tên, không tuổi, không quê quán, không gia đình, không con cháu. Người dân thôn Phúc Lâm- Minh Đức- Tứ Kỳ cũng không ai biết bà đến từ đâu, chỉ biết bà đã lạc đến góc chợ này từ lâu lắm rồi. Bà không có tên, người dân quen gọi là bà Lâm như một hình ảnh quá quen thuộc về một bà cụ góc chợ làng. Người ta cũng chẳng rõ bà đã bao nhiêu tuổi, chỉ đoán chừng bà đã gần 90. Bà ở trong căn lều nhỏ góc chợ lụp sụp, trong lều chỉ vẻn vẹn có mấy cái chum mẻ, cái bàn gỗ, và cái giường ọp ẹp. Cả căn lều ngày cũng như đêm tối om một màu đen và sự vắng lặng. Bóng đèn tròn treo lơ lửng đầy bụi chỉ được bật lên khi có người vào. Trong hàng trăm nghìn người dân nơi đây, có một trái tim nhân ái đã nuôi bà suốt 2 chục năm qua. Kể từ ngày bắt đầu lập gia đình đến bây giờ cũng tròn 2 thập kỉ, người phụ nữ ấy không họ hàng, không máu mủ, không thân thích, không ruột thịt với bà đã nuôi và chăm sóc bà không ngừng một ngày. Những thời gian gia đình khó khăn, những năm kinh tế eo hẹp cho đến bây giờ gia đình đã ổn định. 20 năm với hơn 7000 ngày chưa một ngày nào người phụ nữ ấy quên mang cho bà một bữa ăn, quên tắm cho bà, quên chăm sóc bà, cô vẫn tận tụy với bà như với một người mẹ đẻ. Suốt 20 năm qua, người phụ nữ tần tảo ấy làm ruộng, chăm bố chồng, nuôi 3 đứa con khôn lớn, ăn học lại nuôi thêm bà cụ mù không người thân thích. Mỗi buổi sáng tất bật với bao công việc nhà, cô cũng không quên chạy ra chợ mua 2-3 nghìn trầu cau, 5-7 nghìn bánh cho bà. Sáng thì sôi, sáng thì chiếc bánh rán, mấy nghìn bánh cuốn hay là bát canh, nhưng không sáng nào thiếu những miếng trầu. Bà nghiện ăn trầu lắm. Ngày nào cũng thế, trước giờ ăn cơm là cô xới cạp lồng cơm đầy cùng với thức ăn, canh mang ra cho bà. bà tuy già nhưng còn ăn khỏe lắm, cạp lồng cơm mang ra được xẻ làm hai bát tô cỡ trung. một bát bà ăn ngay, một bát để chiều bà ăn. và bữa tối cũng vậy. Ngày bà có 4 bát như thế và một bữa sáng là 5. Với bà ngày cũng như đêm, cứ ăn rồi lại nằm rồi dậy ăn. Nhưng và thiếu một điều mang tên "cuộc sống". Cả ngày, bà chỉ biết làm bạn với những miếng trầu cay.  Mùa đông thì 2-3 ngày bà mới tắm một lần, còn mùa hè thì chiều nào cô cũng phải xách nước ra tắm cho bà. Căn lều ẩm thấp luôn đóng kín cửa cả ngày không có ai vào ngoài cô và 3 đứa con cô mỗi bữa mang cơm. Chỗ vệ sinh của bà cũng ngay trong một góc nhà, rồi cô lại dọn mỗi ngày.Cô đã nhiều lần muốn đón bà về nhà cho tiện chăm sóc nhưng bà nhất định không chịu. Bà già rồi, không có con cái, không có gia đình, chỉ biết trông cậy vào cô. Mấy năm gần đây bà chỉ được 180 nghìn đồng tiền trợ cấp tuổi già. Và thỉnh thoảng chỉ có duy nhất hội người mù tỉnh Hải Dương đến thăm, cho 100 nghìn. Số tiền bà có được mỗi tháng không đủ để bà ăn trầu ăn, sáng. Huống chi là những lúc ốm đau, bệnh tật, tiền thuốc lên tới vài trăm nghìn. Mà thực ra, vật chất không phải là điều thiết yếu cần nói ở đây. Thứ bà cần làsự quan tâm,yêu thương, sự san sẻ giúp đỡ của cộng đồng. bà cần người nói chuyện, nói những câu chuyện của tuổi già. Bà cần những trái tim ấm áp sưởi ấm quãng thời gian còn lại của cuộc đời bà Gần đây, bố chồng cô Vân ốm, liệt, chồng đi làm xa, cô phải một mình chăm sóc bố chồng, lo cho gia đình, nuôi 3 đứa con tuổi ăn học. Mọi việc đều đến tay cô, có lúc cô muốn gục ngã. Cô sợ mình không đủ sức, không thể chăm sóc tốt cho bà. Cô đã làm đơn lên xã để nhờ người chăm sóc bà. Cô sợ bà phải đợi cơm muộn mà đói mỗi trưa, cô sợ lúc bà ốm không có ai túc trực ở bên. Cô muốn bà được yên bình và vui vẻ những tháng ngày còn lại của tuổi già. Nhưng vẫn không được chấp nhận. Giờ đây bà đang rất cần sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ của cộng đồng. Mọi sự giúp đỡ xin liên hệ Cô: Nguyễn Thị Vân Thôn Phúc Lâm- Minh Đức- Tứ Kỳ- Hải Dương đt: 03206602608 Nguồn tin: CLB Nhân Ái |